Nghề Xét nghiệm Y học, cái tên không quá xa lạ với chúng ta, nhưng ít ai biết rằng đằng sau nó chứa đựng đầy những góc khuất mà chỉ người trong cuộc mới thấu hết được.
- Tìm hiểu ngay hồ sơ đăng ký Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM
- Học phí văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM 2018 là bao nhiêu?
Những góc khuất của ngành Xét nghiệm không phải ai cũng biết?
Áp lực công việc đổ dồn
Thoạt nhìn, người ngoài chỉ biết được Kỹ thuật viên Xét nghiệm qua cánh cửa phòng thí nghiệm, thầm nghĩ rằng công việc thật nhàn hạ, môi trường thoải mái, sạch sẽ. Mà đâu biết rằng họ chính là những chiến binh thầm lặng ngày ngày làm việc trong môi trường đầy rẫy mầm mống vi khuẩn độc hại gây bệnh hết sức nguy hiểm.
Áp lực công việc dồn lên người Xét nghiệm viên
Đảm nhận công việc Xét nghiệm hơn 6 năm nay, chị Thảo Bích cho hay: “Tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM ngành Xét nghiệm tôi tự tin đi xin việc ở bệnh viện Từ Dũ. Đến nay mặc dù đã làm trong nghề khá lâu nhưng đôi lúc tôi vẫn bị stress vì áp lực công việc quá nhiều.
Với đặc thù công việc nghiên cứu các mẫu bệnh phẩm phân tích cho ra kết quả chính xác nhất hỗ trợ bác sĩ trong việc khám chữa bệnh bắt buộc tôi không được lơ là dù chỉ một thao tác. Đối với nhiều ca bệnh phức tạp, để chắc chắn về kết quả Xét nghiệm, tôi và các đồng nghiệp phải thực hiện rất nhiều Xét nghiệm, lặp đi lặp lại nhiều lần. Có khi vào đợt dịch bệnh, người làm không đủ phải tăng cường liên tục mới đáp ứng được yêu cầu công việc.”
Cũng cùng ý kiến này, nhiều Kỹ thuật Xét nghiệm khi được hỏi đều cho biết ngành này không dành cho những người ít có khả năng chịu áp lực, mặc dù không nặng nhọc nhưng khối lượng công việc khá lớn đòi hỏi niềm yêu nghề cực kỳ mãnh liệt.
Anh Trung Kiên- Kỹ thuật viên Xét nghiệm ở một bệnh viện Bình Dương cho hay : “Mặc dù mệt mỏi là vậy nhưng mình vẫn không thể bỏ nghề được. Giống như là có duyên và nợ với nhau vậy, thông thường số lượng Xét nghiệm viên bỏ nghề gần như là không có. Chỉ cần biết tin bệnh nhân sắp chữa khỏi bệnh nhờ tìm ra liệu pháp chữa trị phù hợp là mình và các đồng nghiệp lại thấy ấm lòng. Đó cũng là động lực để cố gắng nhiều hơn trong công việc này…” Nói rồi Anh Kiên mỉm cười mãn nguyện.
Bị người đời xa lánh
Theo tin tức ngành Y, ít ai biết rằng trước đây khi bệnh phong còn chưa chữa được, Kỹ thuật viên Xét nghiệm cũng chính là những người bị cộng đồng xa lánh. Tâm lý của một số người thường sợ bệnh nhân bị phong, do đó sợ luôn cả Xét nghiệm viên vì cho rằng hàng ngày họ thường xuyên tiếp xúc với bệnh phẩm của bệnh nhân nên rất có thể cũng bị lây nhiễm. Đó cũng chính là nỗi mặc cảm và tủi thân khá lớn của nhiều Kỹ thuật viên Xét nghiệm thời đó, mà đến bây giờ nhắc lại đôi khi vẫn thấy chạnh lòng.
Xét nghiệm viên bị mọi người xa lánh vì sợ lây bệnh truyền nhiễm
Thu Điệp- một Kỹ thuật viên “kỳ cựu” trong nghề cho biết: “Thời đó mỗi lần đi làm về lại bị hàng xóm xung quanh bàn tán xôn xao, họ biết mình làm nghề này nên dặn con cái tránh xa Cô Điệp, vì sợ lây nhiễm. Nhất là hồi có dịch cúm H5N1 năm 2009 đi đâu cũng bị người ta xa lánh. Đến mức con gái với chồng mình còn bị chính người họ hàng kỳ thị. Nghĩ tới mà tủi thân. May mà bây giờ người ta hiểu hơn rồi nên cũng thông cảm và quý trọng những người làm công tác Xét nghiệm như mình..”
Đặc thù công việc phải làm trong môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, các Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học cũng không thể lường trước được những mối nguy hiểm rình rập xung quanh mình. Cách duy nhất bảo vệ họ đó là tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp cũng như cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác nhỏ.
Với tầm quan trọng của mình đối với công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, những Kỹ thuật viên vẫn ngày ngày tần tảo thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Có lẽ, niềm an ủi duy nhất đối với họ đó chính là khoản tiền trợ cấp độc hại lên tới 70% được nhận kèm theo tiền lương, mặc dù không quá nhiều nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay chừng ấy cũng đủ để họ trang trải chi phí cuộc sống và dư dả một chút. Đó cũng chính là sự thấu hiểu và thông cảm của Nhà nước với những chiến binh lặng thầm sau cánh gà phòng khám.