Bệnh Cúm có nguy hiểm không và biện pháp phòng tránh

1299

Bệnh cúm thường gọi là “cúm”, là một bệnh lây nhiễm do vi rút cúm gây ra. Những triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau nhức bắp thịt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi toàn thân

Bệnh cúm có nguy hiểm không?
                                  Bệnh cúm có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh cúm là gì?

Cúm là bệnh xuất hiện theo mùa và có khả năng lây bệnh nhanh chóng. Bệnh cúm do virus cúm gây ra khiến cho nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 7-10 ngày.

Với  sự xuất hiện của nhiều loại virus có nguồn gốc từ gia súc gia cầm thì bệnh này càng trở lên nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ là những người có sức đề kháng kém, bệnh dễ tiến triển theo các chiều hướng khác nhau.

Có nhiều chủng loại cúm như cúm A/H5N1, A/H1N1,…, cúm B và cúm C, nhưng cúm A là loại phổ biến thường gặp nhất. Cúm có thể lây khi bạn hít phải 1 giọt nhỏ dung dịch của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi, hoặc khi bạn chạm vào những vật mà người bệnh đã chạm vào cũng có thể bị lây. Và có một số chủng còn lây khi bạn ăn thức ăn gia súc gia cầm nhiễm bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh cúm

Theo tin tức ngành Y cho biết, người sau khi nhiễm virut cúm sau 2-4 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng. Bệnh nhân đột ngột sốt cao 39-40 độ C, kèm theo rét run, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi. Có thể có các biểu hiện viêm long như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, rát họng, ho khan, mắt sung huyết đỏ, chảy nước mắt, nhìn chói.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh cúm
                   Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh cúm

Bệnh nhân cũng có thể có đau đầu liên tục. Sốt cao khoảng 40 độ, cơ thể ớn lạnh, ho và hắt hơi sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Những triệu chứng sổ mũi, hắt hơi tồn tại 2-3 ngày rồi đỡ dần nhưng bệnh nhân vẫn còn sốt cao liên tục 39-40 độ C. Tình trạng sốt, mệt mỏi, đau người kéo dài 4-7 ngày rồi hầu hết các bệnh nhân đều tự hồi phục. Mặc dù đã hết sốt nhưng tình trạng mệt mỏi, ăn kém có thể kéo dài hàng tuần sau.

Có một số ít bệnh nhân cúm có diễn biến thành cúm ác tính: Bệnh nhân thường sốt rất cao, tức ngực, khó thở, chụp phim phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương phổi tiến triển nhanh, khám và xét nghiệm tại bệnh viện có thể phát hiện tình trạng viêm cơ tim, suy hô hấp, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh cúm có thể chuyển biến thành cúm ác tính gây tử vong nếu không điều trị kịp thời
Bệnh cúm có thể chuyển biến thành cúm ác tính gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Bệnh cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi thường nhẹ, nhưng cúm ở trẻ sơ sinh thường lại rất nặng. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu bị mắc cúm dễ có nguy cơ gây dị tật thai nhi. Sau mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị các biến chứng do bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang.

Những người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy thận, béo phì,… nếu mắc cúm dễ có nguy cơ diễn biến nặng hoặc có biến chứng

Cách điều trị bệnh và biện pháp phòng bệnh cúm

Theo Bác sĩ Dương Trường Giang, hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ một số kinh nghiệm điều trị và phòng tránh bệnh cúm như sau:

Trong một số trường hợp sốt cao có thể chườm mát, hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Ngoài ra lưu ý cần tránh dùng aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây nên hội chứng Reye nguy hiểm với người mắc bệnh

Cách điều trị và phòng tránh bệnh cúm như thế nào?
                       Cách điều trị và phòng tránh bệnh cúm như thế nào?

Cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mắc bệnh và còn sốt, ăn thức ăn dễ tiêu hóa và uống nhiều nước, ăn hoa quả và bổ sung các vitamin cần thiết.

Những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao liên tục, tức ngực, khó thở và mệt lả hoặc ngườ có bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh khi mắc cúm nên đên bệnh viện khám để được xử lý kịp thời tránh diễn biến nặng có thể xảy ra.

Một số cách phòng ngừa bệnh Cúm

  • Tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng và tiêm đủ mũi nhắc lại.
  • Uống nhiều nước để làm loãng đờm.
  • Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh khỏi bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và vứt ngay khăn giấy sau khi sử dụng để tránh cho người khác cầm vào có thể lây bệnh.
  • Nếu ra nơi công cộng thì phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm bệnh của người khác.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn loãng, dễ tiêu và uống nước hoa quả để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các vitamin để trẻ có các kháng thể để chống trọi với bệnh và nhanh khỏi bệnh. Nhất là rau xanh và các loại củ quả.
  • Giữ ấm cho trẻ nhất là vào thời tiết lạnh.
  • Mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt và vệ sinh da cho trẻ thật sạch sẽ khi trẻ không sốt.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu hơn về những biện pháp phòng và điều trị cúm hiệu quả.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913